• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tìm Hiểu Về Suy Dinh Dưỡng Cùng Wolfoo City 

Suy dinh dưỡng là tình trạng có thể để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em như chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tỷ lệ bệnh tật và tử vong tăng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu về suy dinh dưỡng ở trẻ em để dễ dàng phòng tránh cho bé ba mẹ nhé!

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì ?

Suy dinh dưỡng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng thiếu hút các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng, Sự thiếu hút này xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể khó có thể duy trì các chức năng cơ bản dẫn tới suy giảm hoạt động của các cơ quan. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý tới trẻ nhỏ, nhất là khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi. 

Có thể chia làm 3 thể suy dinh dưỡng như sau:

  • Thể nhẹ cân: Được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
  • Thể thấp còi: Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
  • Thể gầy còm: Đây là thể suy dinh dưỡng thể hiện chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân

2. Nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng hầu hết đều xuất phát từ hoàn cảnh sống, môi trường sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể hơn, suy dinh dưỡng là hậu quả của các vấn đề sau: 

  • Bữa ăn nghèo nàn về chất lượng và số lượng: Đây là nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng tại các nước nghèo.
  • Các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém như: viêm đại trang, viêm loét dạ dày, bệnh lý gan mật, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh cũng làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột làm giảm khả năng hấp thu
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần: nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em. Khi bi gia đình ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức ăn, dần dần sẽ dẫn tới bệnh chán ăn và gây ra suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quan niệm cho trẻ bú sữa công thức tốt hơn sữa mẹ là không đúng đắn. Những người mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và có thể duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán,... Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
  • Vệ sinh môi trường- vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
  • Ngừa và trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,... không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
  • Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi.
  • Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ không thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa bé đi bơi, đạp. 

Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu

Inbox: m.me/WolfooCity

Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860

Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Giá vé:

Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng

Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng 

Giờ mở cửa:

Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối

Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng  - 10 giờ tối

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận