Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch mang một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đây là một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu những thông tin cần thiết về hệ thống miễn dịch và cách tăng cường hệ thống này nhé
1. Định nghĩa và phân loại hệ miễn dịch
Miễn dịch là một hệ thống vô cùng phức tạp được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người
Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Có hai loại miễn dịch chính là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Trong cơ chế miễn dịch thích ứng có thể chia thành miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Mỗi cơ chế miễn dịch có con đường hình thành khác nhau, phản ứng khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vật thể lạ.
- Miễn dịch bẩm sinh là cơ chế miễn dịch đã có sẵn trong cơ thể khi trẻ vừa mới chào đời. Đây được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, bao gồm da, niêm mạc và màng nhầy. Nhiệm vụ của nó là ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập vào thể.
- Miễn dịch chủ động à loại miễn dịch có được khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, qua đó kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra các kháng thể bảo vệ đối với một căn bệnh cụ thể.
- Miễn dịch thụ động là trạng thái miễn dịch có được nhờ chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang. Chẳng hạn như, trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời sẽ nhận kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú, một số người có được miễn dịch thụ động khi nhận các chế phẩm từ máu có chứa kháng thể. Tuy nhiên một điểm trừ của miễn dịch thụ động là thời gian hữu dụng chỉ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
2. Vai trò quan trọng của hệ miễn dịch
2.1. Bảo vệ cơ thể
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
2.2. Tạo kháng thể ngăn bệnh cũ quay lại
Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.
3. Cách duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
3.1. Tập thể dục
Vận động nói chung hay tập thể dục nói riêng đều là những hình thức mang lại lợi ích cho tim mạch cũng như não bộ. Tập thể dục không chỉ giúp ta kiểm soát về mặt ngoại hình, cân nặng mà còn giúp ta có một tinh thần thoải mái, nâng cao tâm trạng và mang lại giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, vận động sẽ phụ thuộc vào thể chất và sở thích từng người, đôi khi chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng cũng đủ kích thích tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn đồng thời giải phóng 1 số hormone có lợi cho cơ thể và tinh thần.
3.2. Ăn uống lành mạnh
Thừa cần béo phì sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Chính vì vậy, hãy có một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh lạm dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích. Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng
3.3. Giữ sức khỏe tinh thần ổn định
Sức khỏe tinh thần quan trọng không kém sức khỏe thể chất. Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tiết ra các hormone làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công cơ thể và phát triển. Hãy cố gắng sống hạnh phúc hơn bằng cách cải thiện giấc ngủ, tìm thú vui để trút đi sự căng thẳng như yoga, thiền, thể thao,..
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối