Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Do đó, hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu và nắm rõ một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ba mẹ nhé!
1. Khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý điều gì
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có các triệu chứng thường gặp như: tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng, phân sống), nôn trớ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, bú kém. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do nguồn thức ăn chủ yếu từ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) nên ngoài nguyên nhân liên quan đến bệnh lý thì các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là do:
- Trẻ không hấp thu hết
- Cách cho bú không đúng
- Chọn loại sữa không phù hợp
- Chế độ ăn của mẹ
- Trẻ dùng kháng sinh để trị bệnh.
Khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn cách chữa rối loạn tiêu hóa phù hợp nhất. Tránh tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy… hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa mà không thông qua sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý là trong việc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần phải:
- Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc
- Tiếp tục cho bé bú mẹ, thậm chí cho bé bú nhiều hơn bình thường bởi sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho trẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn của bản thân để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường (bánh kẹo ngọt, nước ngọt công nghiệp, tránh ăn uống thực phẩm có chất kích thích)
- Với trẻ uống sữa công thức, bạn nên pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từ từ. Không nên đổi sữa liên tục vì điều này dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
2. Một số cách chữa rối loạn tiêu hoa cho trẻ tại nhà ba mẹ nên nắm được
Ngoài việc tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn có thể thử một số cách cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sau:
2.1 Nếu trẻ bị nôn trớ
Trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú xong hoặc khoảng vài giờ sau khi bú là tình trạng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục, bạn nên:
- Cho bé bú đúng tư thế để sữa không trào ngược lên thực quản
- Không cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Có thể cho bé bú ít hơn nhưng bú nhiều lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị mất nước. Phân chia đều đặn các cữ bú trong ngày.
- Sau khi cho bú, bạn có thể giữ bé ở tư thế thẳng (đầu cao) ít nhất trong 30 phút, vỗ lưng để bé ợ hơi.
- Nếu trẻ nôn nhiều, liên tục, nôn ra máu, nôn ra dịch màu xanh, bỏ bú, nôn mửa đi kèm với tiêu chảy, sốt, li bì thì cần đưa trẻ đi khám.
2.2. Khi trẻ bị tiêu chảy
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể đau bụng, quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần:
- Chú ý bù nước cho trẻ nhỏ bằng cách tăng thêm cữ bú. Mỗi lần cho trẻ bú lượng sữa vừa đủ, tránh ép trẻ bú nếu trẻ không muốn
- Để nguồn sữa đảm bảo chất lượng, mẹ nên vệ sinh núm vú trước và sau mỗi lần cho trẻ bú, ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng. Với trẻ ăn sữa công thức, cần xem lại thành phần sữa vì trẻ có thể dị ứng với thành phần đạm trong sữa bò..
- Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước như khô da, khô miệng, tiểu ít (6-8 giờ không đi tiểu) mắt trũng sâu, lờ đờ, bỏ bú, li bì… cần đưa trẻ đi khám.
2.3. Táo bón
Còn với tình trạng trẻ bị táo bón, mẹ có thể:
- Chọn lúc bé thấy thoải mái, không no hay đói quá để massage cho bé. Đầu tiên, mẹ làm ấm bàn tay, sau đó, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ lên bụng. Để trẻ nằm ngửa, nâng nhẹ hai chân, co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng rồi duỗi chân ra. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút.
- Nếu trẻ bú bình, mẹ có thể pha loãng sữa hơn hướng dẫn một chút. Tăng số lượng các cữ bú để cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể.
- Với những bé bú mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bản thân, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước…
- Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng táo bón ở trẻ không giảm, trẻ sút cân, bỏ bú do khó chịu…
2.4. Đau bụng do hội chứng Colic
Colic là một vấn đề ảnh hưởng đến một số trẻ nhỏ trong 3 đến 4 tháng đầu đời. Nó có thể rất căng thẳng và gây bực bội đối với cha mẹ. Nguyên nhân chưa được biết rõ, có 3 lý do được đưa ra và cách xử trí:
- Trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài gây ra sự khó chịu cho trẻ: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…Cha mẹ nên tăng sự tiếp xúc, giao tiếp với trẻ
- Bụng chướng hơi: chỉnh tư thế trẻ, hoặc thay đổi chế độ ăn người mẹ: tránh đồ ăn sinh hơi, café, sữa
- Dị ứng sữa: ít gặp. Một số trẻ dị ứng với protein trong sữa bò. Đối với trẻ ăn sữa công thức có thể đổi sang sữa phù hợp theo chỉ định của bác sĩ
- Khi trẻ xuất hiện tình trạng quấy khóc liên tục nhiều giờ hoặc trong nhiều ngày, hoặc bú kém, bỏ bú, chậm tăng cân… cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Ngoài những cách chữa rối loạn tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên, để giảm nguy cơ trẻ gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý nhiều hơn trong việc giữ vệ sinh. Chẳng hạn như rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc, chăm sóc bé và không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối