10 lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Lợi ích của trò chơi vận động đã được rất nhiều chuyên gia chứng minh trong các hoạt động nghiên cứu. Để trẻ phát triển toàn diện thì vận động là hoạt động không thể thiếu. Vậy trẻ vận động qua các trò chơi đem lại lợi ích gì? Cùng Wolfoo City tìm hiểu ngay trong bài biết dưới đây nhé!
1. Trẻ hoàn thiện và phát triển khả năng phối hợp cơ thể
Trong 1 đến 2 năm đầu trẻ sẽ học cách giữ thăng bằng và bước những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên sự phối hợp các bộ phận của cơ thể vẫn chưa được hoàn toàn thành thục. Để có thể hỗ trợ và giúp bé giữ thăng bằng cũng như phối hợp tay, chân, cơ thể… tốt nhất, bố mẹ nên hướng dẫn và cùng bé thực hiện các bài tập hoặc trò chơi vận động đơn giản. Điều này giúp trẻ bước đi vững vàng hơn. Đồng thời cơ thể trẻ phối hợp linh hoạt hơn trong các giai đoạn phát triển sau.
2. Trò chơi vận động giúp trẻ tiêu thụ năng lượng
Không thể không nhắc đến tác động tiêu thụ năng lượng khi điểm qua các lợi ích của trò chơi vận động. Các hoạt động vận động phù hợp giúp trẻ đốt cháy năng lượng trong cơ thể. Khi tiêu hao 1 lượng năng lượng nhất định trẻ dễ đói và ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ cũng không cần phải cố gắng ép trẻ ăn mà con sẽ tự giác ăn uống.
3. Kích thích trí tưởng tượng của trẻ
Sự hào hứng với 1 trò chơi vận động giúp ích rất lớn cho quá trình phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Mỗi trò chơi kích thích khả năng tưởng tượng của bé theo cách khác nhau. Nhờ đó mà sự sáng tạo của bé cũng được hình thành và phát triển.
4. Bé thấy cuộc sống thú vị hơn
Trò chơi vận động đưa bé đến những khám phá mới mẻ. Một em bé sinh ra và lớn lên ở thành thị sẽ rất thích thú khi leo núi. Một em bé chưa từng chơi trên cát sẽ thấy thú vị khi vận động trên những bãi cát trắng. Một bạn nhỏ biết được cách nhảy lò cò, vừa nhảy vừa vỗ tay,… Một hoạt động nhỏ cũng có thể giúp bé mở ra cả thế giới diệu kỳ.
5. Những niềm vui bổ ích
Bé tham gia vào trò chơi vận động với sự hào hứng và thích thú. Niềm vui của trẻ đến từ những điều đơn giản nhất, bé vui chơi với những người bạn mới. Bé được học hỏi và vận động cùng các bạn đồng trang lứa. Nhờ hoạt động vui chơi tại khu vui chơi bé có thể mở rộng mối quan hệ, xây dựng và hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
6. Giúp trẻ tự tin hơn
Sự tự tin của trẻ chỉ được gia tăng khi trẻ tự đặt mục tiêu và có niềm tin mình có thể làm được. Trong cuộc sống có rất nhiều thử thách mà bé cần phải vượt qua. Vì vậy rèn luyện sự tự tin cho trẻ là rất cần thiết. Đứng trước trò chơi leo núi hay trò chơi nhảy cao,... bé sẽ không ngần ngại mà thực hiện thử thách. Bé quyết tâm hoàn thành trò chơi bắt đầu từ những bước đơn giản ban đầu như leo cao hơn 1 bậc, chạy nhanh và xa hơn 1 chút,... Bé góp nhặt những điều bình thường để tạo nên những điều phi thường nhờ sự tự tin.
7. Bé nhận ra giới hạn và thử thách bản thân
Các hoạt động vận động giúp trẻ có được những kinh nghiệm thực tế. Từ đó khám phá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bé sẽ rất thích thú với các hoạt động mà mình có thể làm được. Hoạt động đó càng ngày càng được nâng cao. Đối với các hoạt động mà bé chưa thực hiện được, bố mẹ nên theo dõi và khích lệ để trẻ có thể vượt qua được bản thân. Vượt qua thử thách rèn luyện cho bé tính kiên trì, không bỏ cuộc.
8. Trò chơi vận động giúp trẻ phát hiện và nhận định được những rủi ro
Trong quá trình vận động bé sẽ phát hiện được những hiểm nguy có thể xảy ra. Hoặc các sự cố đã xảy ra rồi khiến trẻ cẩn thận và chú ý hơn trong cuộc sống cũng như khi vui chơi. Bé sẽ dễ dàng nhận ra hành động nào là nguy hiểm và không nên thực hiện. Ví dụ như hành động leo trèo có thể té ngã, nghịch dao có thể đứt tay, nghịch lửa có thể bị bỏng,...
Sau này khi làm những việc nguy hiểm, giác quan đề phòng nguy hiểm của trẻ sẽ kích hoạt và phát triển. Nếu chú ý bạn có thể thấy rằng trước khi làm một việc nào đó bé sẽ đứng yên để suy nghĩ. Đó là thời gian bé đang nhận định rủi ro, nguy hiểm có thể xảy đến. Từ đó bé lựa chọn có thực hiện hành động đó hay không.
9. Hình thành thói quen luyện tập thể dục ở trẻ
Bố mẹ nên hướng dẫn để trẻ hình thành thái độ tích cực đối với tập luyện càng sớm càng tốt. Nếu khéo léo định hướng thì sự hứng khởi của trẻ khi vận động sẽ kéo dài trong suốt thời gian thơ ấu. Thậm chí sự thích thú đó có thể trở thành đam mê khi bé trưởng thành. Năng động từ nhỏ có thể là nền móng để trẻ sống năng động trong tương lai.
10. Vận động ở bất cứ nơi nào
Khác với nhiều trò chơi khác, trò chơi vận động không nhất định phải có dụng cụ hay nguyên liệu thủ công. Bé có thể thoải mái vận động vui chơi mà bố mẹ không cần chuẩn bị quá nhiều. Trò chơi vận động hoàn toàn có thể diễn ra tự phát theo trí tưởng tượng của bé.
Xem thêm: Cùng con vận động phát triển thể chất tại Wolfoo City với vé vui chơi giảm giá 25%.
Bài viết trên giúp bố mẹ cập nhật 10 lợi ích của trò chơi vận động với trẻ mầm non. Để có kế hoạch giúp trẻ phát triển toàn diện bạn đừng quên vui chơi và vận động cùng bé. Đừng quên đến khu vui chơi Wolfoo City để tham gia nhiều trò chơi vận động thú vị bố mẹ nhé!
Khu vui chơi Wolfoo City
📩 Fanpage: https://www.facebook.com/WolfooCity
📩 Nhận thông tin ưu đãi group zalo: https://zalo.me/g/drjbqu732
☎ Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
☎ Hotline chỉ dẫn & hỗ trợ: 038.6789.860
🏫 Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội