• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Học Tiếng Việt Cùng Wolfoo City

Tiếng Việt  một trong những ngôn ngữ vô cùng đẹp và đa dạng trong câu chữ. Tiếng Việt chính là công cụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Vậy nên dạy các bé làm quen và thực hành tiếng Việt ngay từ nhỏ luôn là một trong những hành động vô cùng quan trọng. Khu vui chơi trẻ em Wolfoo City sẽ giới thiệu tới ba mẹ một số cách luyện tập cho trẻ làm quen với bảng chữ cái nhé.

1. Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm những gì 

Bảng chữ cái tiếng Việt là hệ thống các ký hiệu ghi thanh lại phát âm của người Việt theo chữ Latinh.

Bảng chữ cái này thường được gọi là chữ Quốc ngữ, được một giáo sĩ người Pháp Alexandre và nhiều nhà truyền giáo khác sáng tạo vào thế kỷ XVI. Mục đích ra đời đầu tiên của bảng chữ cái này là nhằm giúp các linh mục truyền giáo cho người dân bản xứ dễ dàng hơn.

Dưới tác động của bộ máy cai trị thực dân Pháp, chữ Quốc ngữ đã thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm rất khó để học. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chính thức công nhận chữ Quốc ngữ làm văn tự chính thức của dân tộc.

Một trong những nền tảng đầu tiên trong quá trình trưởng thành của bé chính là bảng chữ cái tiếng Việt, kích thích sự tò mò và ham học hỏi trong bé. Hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt đã được đơn giản hóa ký tự và phát âm giúp các bé có thể dễ dàng tiếp cận và làm quen hơn. 

Bảng chữ cái được quy định bởi bộ Giáo Dục bao gồm 29 chữ cái bao gồm hai loại: viết hoa và viết thường. Bảng chữ cái cụ thể như sau:

12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó, 2 nguyên âm ă và â không đứng một mình, bé cần chú ý khẩu hình miệng, vị trí đặt lưỡi khi phát âm.

17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

7 nguyên âm đôi: ia, yê, iê, ua, uô, ươ, ưa.

9 phụ âm ghép: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh. Cụ thể như sau:

Phụ âm ph có trong từ: phương pháp, phờ phạc,...

Phụ âm th có trong từ: thẳng thắn, thật thà,...

Phụ âm tr có trong từ: trúc, tre,...

Phụ âm ch có trong từ: che chở, cha,...

Phụ âm gi có trong từ: giúp, giảng,...

Phụ âm nh có trong từ: nhẹ nhàng, nhộn nhịp,...

Phụ âm ng có trong từ: ngọt ngào, ngu ngốc,...

Phụ âm kh có trong từ: khuyến khích, không,...

Phụ âm gh có trong từ: ghe, ghế,...

2. Những phương pháp giúp các bé học bảng chữ cái

2.1. Tạo thói quen học cho bé từ nhỏ

Học tập luôn là một quá trình dài và cần nhiều sự cố gắng, chủ động. Các bé luôn lắng nghe và bắt chước những người xung quanh ngay cả trong việc phát âm và học hỏi, nếu không được quan tâm đúng cách và tạo thói quen bé sẽ lớn lên với những nhầm lẫn về ngôn ngữ cũng như việc phát âm ví dụ như sai chò chơi hay trò chơi, con rồng hay con dồng,... Ba mẹ hãy luôn bên cạnh, theo sát và giúp đỡ bé trong quá trình tìm hiểu và làm quen với bảng chữ cái. Để việc học tập trở nên vui vẻ và dễ dàng đồng thời rèn luyện được tính kiên trì cho bé, ba mẹ có thể kết hợp thêm các trò chơi vào lúc học tập như: xếp chữ, nối từ, ví dụ minh họa bằng tranh ảnh sinh động. 

2.2. Đưa trẻ ra ngoài chơi

“Học thầy không tày học bạn”, ngoài việc được học tập từ ba mẹ hay người thân xung quanh, các bé còn có thể học rất nhanh từ những người bạn của mình. Hiện nay có rất nhiều địa điểm vui chơi phù hợp với các bé để mang lại trải nghiệm giáo dục kết hợp giải trí như: khu vui chơi trẻ em tại Hà Nội Wolfoo City, công viên nước hồ Tây, Thiên Đường Bảo Sơn, nhà sách,...

2.3. Học dễ dàng hơn với phương pháp “vừa đọc vừa viết”

Ba mẹ hãy kết hợp vừa cho trẻ đọc to, phát âm rõ ràng chữ cái định viết rồi ghi lại ra giấy, sau đó kiểm tra lại và chuyển qua bài tiếp theo. Đây là phương pháp phù hợp để kích thích trí nhớ của bé tuy nhiên đòi hỏi sự kiên nhẫn và giành nhiều thời gian của ba mẹ để dậy bé học bảng chữ cái.

2.4. Ba mẹ đừng tạo áp lực cho bé phải phát âm chuẩn

Ba mẹ luôn mong muốn con mình được làm quen, phát âm chuẩn và nhớ lâu ngay từ bé để khi đi học sẽ không bỡ ngỡ. Tuy vậy, đừng tạo áp lực lên bé chỉ vì những mong muốn của bản thân. Thay vào đó, hãy dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt đơn giản chỉ cần để bé đọc một cách tự nhiên theo sự hiểu biết của trẻ, sau đó chúng ta sẽ điều chỉnh dần dần để giúp quá trình học tập của bé hoàn thiện hơn.

2.5. Giành thời gian chơi và kể chuyện cho con nghe

Cùng chơi với trẻ là cách dạy bé học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt vô cùng hiệu quả. Phương pháp vừa học vừa chơi này đem lại sự thoải mái giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn trong quá trình học hỏi và tìm hiểu chữ cái. Ba mẹ có thể giúp con học mọi lúc: trên đường đi học về, đi siêu thị, lúc nấu ăn,...

Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ tích, dân gian, cổ đại về những nhân vật anh hùng, về công chúa hoàng từ hay về những mụ phù thủy độc ác bị trừng phạt sẽ luôn là những chủ đề gây hứng thú với bé. Vì vậy, thói quen kể chuyện trước khi đi ngủ mà ba mẹ và bé cùng xây dựng không những giúp khăng khít thêm mối quan hệ gia đình mà còn gây sự tò mò, tạo niềm yêu thích của bé đối với những quyển sách. Từ đó khuyến khích bé tự tìm hiểu các câu chuyện bé hứng thú mà không có sự trợ giúp của ba mẹ. 

Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu

Inbox: m.me/WolfooCity

Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860

Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Giá vé:

Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng

Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng 

Giờ mở cửa:

Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối

Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng  - 10 giờ tối

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận