Dạy Trẻ Mầm Non Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho trẻ mầm non ngay từ sớm. Giao tiếp là một kỹ năng cần sự kết hợp dạy dỗ từ cả phía nhà trường và ba mẹ để chuẩn bị một hành trang vững vàng cho trẻ trên quá trình phát triển.
Những lợi ích của việc dạy kỹ năng giao tiếp ngay từ sớm cho trẻ mầm non
Kỹ năng giao tiếp là khả năng tiếp nhận và trao đổi nhiều loại thông tin khác nhau từ đó đưa ra các phản hồi kèm cách ứng xử phù hợp giữa người nói và người nghe. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, thông tin được trao đổi một cách hiệu quả hơn khi kỹ năng giao tiếp được trau dồi.
Ba mẹ cần quan tâm và đầu tư rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ ngay từ sớm để dễ dàng hình thành thói quen và phản xạ khi còn ở độ tuổi mầm non. Một số lợi ích mà ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy đó là:
* Cải thiện khả năng đọc viết
* Tạo cảm giác tự tin cho trẻ khi giao tiếp với người xung quanh
* Phát triển khả năng sáng tạo
* Nuôi dưỡng tư duy độc lập
* Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
Biểu hiện của những kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ
Ngay từ khi sinh ra, kỹ năng giao tiếp đã được thiết lập sẵn ở trẻ nhỏ thông qua tiếng khóc, tiếng bi bô hay những cử chỉ đơn giản mà ông bà ta hay gọi là “lẫy”. Thông thường, kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ hình thành và tự phát triển thông qua việc chủ động quan sát và lắng nghe những sự vật sự việc xung quanh. Một số kỹ năng đơn giản sẽ được hình thành qua quá trình đó như:
Bắt chước: Khi còn thơ ấu, trẻ sẽ luôn thấy tò mò với mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ sẽ học cách giao tiếp bằng cách bắt chước những hành động, âm thanh nghe thấy như một cách hòa nhập với môi trường xung quanh.
Cử chỉ: Ngoài những tiếng bibo hay những câu nói bập bõm, cử chỉ tay chân hay cử chỉ khuôn mặt là một trong những cách giao tiếp phổ biến của trẻ nhỏ. Trẻ sử dụng ánh mắt, điệu bộ, nét mặt để diễn đạt cho người xung quanh hiểu mong muốn của bản thân.
Tạo dựng mối quan hệ: Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người thân, chơi với bạn bè và giao tiếp với thầy cô.
Những phương pháp dạy trẻ mầm non kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Xây dựng môi trường giao tiếp phù hợp với trẻ
Các kỹ năng giao tiếp hầu hết đều sẽ được dạy bởi thầy cô giáo ở trường học, tuy nhiên để trẻ có thể thực hành được thì cần có một môi trường phù hợp. Ba mẹ và thầy cô nên khuyến khích trẻ nhỏ tham gia vào những hoạt động tập thể mang tính tương tác để tăng cao khả năng giao tiếp giữa thầy cô, ba mẹ với trẻ hay giữa bạn bè với trẻ nhỏ như hoạt động học nhóm, văn nghệ toàn trường, du lịch cắm trại,...
Khi có môi trường giao tiếp trẻ sẽ phát huy được khả năng ngôn ngữ của mình, bé sẽ thấy vui vẻ, thân thiện, thích được giao tiếp hơn. Người lớn cần quan sát các biểu hiện của trẻ để có thể đưa ra phương án giáo dục trẻ phù hợp.
Thường xuyên lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ
Trẻ nhỏ luôn thích khám phá và đặt câu hỏi, luôn muốn được trò chuyện và chia sẻ cùng mọi người. Nhu cầu được lắng nghe ở trẻ mầm non là rất lớn, mỗi lần dù là đi học hay đi chơi trẻ đều rất thích thú với các câu chuyện khác nhau về sự vật xung quanh. Do đó, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện hỏi han trẻ nhỏ những vấn đề thường ngày như “hôm nay con đi học có vui không”, “nay con ở trường chơi trò gì với các bạn”... Hãy khuyến khích trẻ trả lời dưới dạng kể chuyện, tường thuật lại những sự việc trẻ gặp hôm nay, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng giap tiếp, phát triển khả năng tu duyw và bày tỏ quan điểm của trẻ.
Khi trò chuyện cùng trẻ cũng nên chú ý tới cách diễn đạt của con, dạy bé kể hết câu trọn vẹn, nói chuyện có chủ ngữ, vị ngữ và thường xuyên “vâng”, “dạ” với người lớn. Khen bé nếu bé làm đúng và chỉnh các lỗi sai của con một cách nhẹ nhàng.
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp là cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin, do đó để rèn luyện kỹ năng giao tiếp ba mẹ có thể dạy cho trẻ cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để trao đổi thông tin.
Trẻ có thể dùng cảm xúc, ánh mắt, nụ cười, các hoạt động tay chân để truyền tải thông điệp muốn giao tiếp của mình. Lúc này, thầy cô và phụ huynh chính là tấm gương, là hình mẫu để trẻ học sử dụng những hình thức giao tiếp này chẳng hạn như cha mẹ nên niềm nở, tươi cười khi nói chuyện với trẻ và những người xung quanh, nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp (giao tiếp bằng mắt), hướng người về phía người nói khi giao tiếp và có các biểu hiện thể hiện sự lắng nghe như gật đầu, mỉm cười…
Tham khảo thêm: Giá vé khu vui chơi trẻ em Wolfoo City
Khu vui chơi Wolfoo City
📩 Fanpage: https://www.facebook.com/WolfooCity
📩 Nhận thông tin ưu đãi group zalo: https://zalo.me/g/drjbqu732
☎ Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
☎ Hotline chỉ dẫn & hỗ trợ: 038.6789.860
🏫 Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội