Dạy Trẻ Cách Đồng Cảm
Nuôi con khôn lớn là một quá trình vô cùng gian nan. Ngoài việc được dạy về tư duy, thể thao hay năng khiếu thì đồng cảm cũng là một đức tính vô cùng quan trọng ba mẹ cần hình thành cho trẻ từ sớm. Hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu rõ hơn về đức tính này ngay sau đây nhé!
1. Dấu hiệu của một đứa trẻ biết đồng cảm
Đồng cảm là cách phản ứng của mỗi người khi hiểu được cảm xúc của người đối diện trong một tình huống cụ thể, là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác. Để hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua thì phải đặt bản thân vào vị trí của người đó. Đồng cảm là một kỹ năng rất phức tạp, cần nhiều thời gian để trẻ hiểu và thực hành kỹ năng này.
Não bộ trẻ em phát triển rất nhanh từ sớm, từ 18 tới 24 tháng trẻ bắt đầu có thể hiểu về suy nghĩ và cảm xúc của người thân xung quanh. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ là một người đồng cảm:
- Trẻ là một người nhạy cảm, lời nói và hành động của người xung quanh dễ dàng ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ
- Trẻ cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của người khác một cách sâu sắc
- Đôi khi trẻ sẽ chuẩn bị cách hành xử trước những tình huống cụ thể cần thể hiện cảm xúc như một chuyện buồn hoặc được tặng một món đồ chơi.
2. Khoảng thời gian phù hợp để dạy trẻ đồng cảm
6 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu học hỏi từ những người trẻ tiếp xúc. Đây là khi trẻ sẽ nhìn vào cha mẹ hoặc những người thân yêu xung quan hđể đánh giá phản ứng của họ đối với một người hoặc tình huống thực tế.
Vốn dĩ từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đều sở hữu sự đồng cảm của riêng bản thân, chỉ khác nhau về mức độ. Một tình huống mà ba mẹ có thể dễ dàng thấy được trong cuộc sống là khi một đứa trẻ khóc những đứa trẻ ở cạnh cũng sẽ khóc theo, nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ đó có xu hướng lớn lên có nhiều sự đồng cảm nhất.
Từ 18 tới 24 tháng tuổi, trẻ mới biết đi nên sẽ phát triển nhiều về tâm trí. Lúc này, trẻ sẽ hình thành những mục tiêu, cảm xúc riêng của bản thân trong quá trình tập đi. Sau độ tuổi này, ba mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về cảm xúc của người khác trong cuộc sống hằng ngày.
Khoảng thời gian 6 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu học hỏi từ những người trẻ tiếp xúc. Đây là khi trẻ sẽ nhìn vào cha mẹ hoặc những người thân yêu xung quan hđể đánh giá phản ứng của họ đối với một người hoặc tình huống thực tế.
Tuy nhiên, ban đầu ba mẹ đừng quá kỳ vọng quá nhiều vào trẻ. Đó sẽ là một cuộc hành trình chậm và dần dần để trẻ hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc riêng của họ và cảm xúc của chúng là rất quan trọng.
3. Dạy trẻ biết đồng cảm
3.1. Cùng trẻ thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác
Ba mẹ hãy bắt đầu với việc cố gắng hiểu những gì trẻ đang cảm nhận, hãy chủ động trò chuyện thường xuyên cùng con về những cảm xúc thường gặp như vui vẻ, phấn khích, buồn phiền, lo sợ, tức giận hay ghen tị. Việc trò chuyện thường xuyên giúp trẻ thấy được cảm xúc bản thân được trân trọng và lắng nghe.
Ba mẹ ơi, cho dù trẻ đang có cảm xúc tiêu cực hay vui vẻ, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ biểu hiện cảm xúc đó thành lời nói để mọi suy nghĩ đều được giải tỏa. Ba mẹ có thể sử dụng phương pháp đặt tên cho hành động đồng cảm của trẻ ví dụ như “đồng cảm cùng vết thương”, “đồng cảm vì bệnh cúm”,.... Cùng với việc đặt tên, hãy thể hiện những cảm xúc tương ứng với những cái tên đã đặt như một lời cảm ơn hoặc một cái ôm, việc này sẽ dần dần giúp trẻ có thể ghi nhớ và nhận ra cảm xúc của người xung quanh trong một tình huống tương tự.
Bên cạnh việc giúp trẻ hiểu được cảm xúc bản thân, cần giúp trẻ hiểu và chấp nhận cảm xúc của người thân xung quanh khi giao tiếp hoặc tiếp xúc. Ba mẹ có thể chỉ ra các hành động đồng cảm của người khác hoặc ví dụ thông qua các cuốn sách hay chương trình truyền hình để trẻ có thể phần nào hiểu được những hành động, cử chỉ hay biểu hiện khuôn mặt của một người khi họ có những cảm xúc riêng biệt tương ứng.
Quan trọng hơn cả, cách giáo dục trẻ tốt nhất chính là tấm gương từ ba mẹ. Ba mẹ hãy luôn tích cực đối diện với mọi khó khăn, đừng ngại ngần thể hiện cảm xúc bản thân trước mặt con cái hay người trong gia đình.
3.2. Khen ngợi hành vi đồng cảm của trẻ
Khi một hành động tử tế được trẻ thực hiện, hãy khen ngợi trẻ một cách cụ thể để trẻ hiểu được điều trẻ vừa làm là đúng và được công nhận. Ba mẹ có thể nói với trẻ những câu ví dụ như: “ồ, con thật tử tế khi nhường em chơi gấu bông trước. Con nhìn kìa, em đang rất vui, con đúng là người anh/chị tốt”, “ba/mẹ cảm ơn con vì đã quan tâm nhé đến ba/mẹ, ba/mẹ yêu con nhiều lắm”,..
3.3. Dạy trẻ các quy tắc cơ bản của phép lịch sự
Chỉ khi trẻ hiểu được cảm xúc của người đối diện, trẻ sẽ biết được nên hành xử lịch sự để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng. Khi trẻ có thể giao tiếp bằng lời nói, ba mẹ có thể dạy trẻ về những tình huống cụ thể như “xin lỗi”, “cảm ơn” hay khi cần được giúp đỡ hay nói “làm ơn” và hỏi ý kiến người được nhờ. Giải thích với trẻ rằng khi trẻ lịch sự đưa ra yêu cầu thì sẽ được phản hồi đồng thời sẽ là vô cùng bất lịch sự và khiến người nghe không vui khi trẻ ra lệnh cho ai đó phải làm.
3.4. Vừa vui vừa được học tập tại Wolfoo City
Khu vui chơi trẻ em tại Hà Nội - Wolfoo City với sứ mệnh xây dựng một sân chơi mang đến trải nghiệm vừa được thỏa sức vui chơi lại rèn luyện bản thân.
Tuần này tại Wolfoo City (từ 22/8 tới 28/8) mang chủ đề Tuần Lễ Đồng Cảm, đến với Wolfoo City các bé cùng ba mẹ sẽ được trải nghiệm hoạt động làm phim hoạt hình mang đậm tính cách của riêng bản thân tại khu điện ảnh độc nhất vô nhị, hay những trò chơi dựa trên kịch bản đã chuẩn bị sẵn tại khu hướng nghiệp với những bộ quần áo hóa thân vô cùng độc đáo cùng rất nhiều hoạt động thú vị khác truyền tải tinh thần đồng cảm tới mỗi bé.
Ba mẹ hãy cho bé đến trải nghiệm Wolfoo City ngay nhé!
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối