• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cách Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Của Trẻ

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Do đó ba mẹ nên trau dồi cho trẻ ngay từ sớm. Hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu những cách cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay sau đây nhé!

Giao tiếp ở trẻ em là gì?

Giao tiếp là hình thức trao đổi thông tin được biểu đạt qua lời nói, cảm xúc hoặc hành động. Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng với mỗi con người.

Thông thường, trẻ nhỏ thường bắt đầu giao tiếp từ khá sớm với những biểu cảm khuôn mặt biểu đạt cảm xúc tới người nhìn ngay từ khi chúng được sinh ra. Khi được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trẻ nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu thông tin, dễ dàng bày tỏ mong muốn, dễ dàng kết bạn đồng thời cũng giúp trẻ tự tin hơn trong quá trình khôn lớn.

Các hình thức giao tiếp thông thường ở trẻ

Hai hình thức của giao tiếp mà ba mẹ sẽ thường thấy đó là: giao tiếp bằng lời nói và bằng hành động.

Ngay từ khi còn nhỏ, giao tiếp thông qua hành động là kỹ năng truyền đạt thông tin trẻ thường hay dùng nhất. Thông qua biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ của trẻ ba mẹ dễ dàng nắm rõ được trẻ cần gì.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói lại là một quá trình học hỏi từ những người thân xung quanh và thế giới bên ngoài. Ban đầu, trẻ sẽ dược dạy về từ ngữ, nói sao cho đúng và sau đó trẻ sẽ được học về cách truyền đạt để người nghe dễ dàng hiểu thông qua cao độ và giọng nói.

Chủ động lắng nghe trẻ nhỏ

Để khuyến khích trẻ chủ động giao tiếp, biểu đạt điều trẻ đang mong muốn ba mẹ hãy chủ động lắng nghe mỗi khi trẻ cần. Bằng những cử chi như nụ cười khích lệ, gật đầu khẳng định hay lắc đầu từ chối, ba mẹ sẽ cho trẻ thấy rằng câu chuyện của trẻ đang được quan tâm. Ba mẹ hãy hạ thấp người ngang tầm mắt với trẻ khi nói chuyện có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và gắn kết hơn với bạn.

Thường xuyên trò chuyện, tương tác với trẻ nhỏ

Từ 6 - 12 tuổi là quãng thời gian trẻ cần sự giúp đỡ của ba mẹ cũng như người thân xung qunah để có thể truyền đạt những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đây là khoảng thời gian tiềm năng ngôn ngữ của trẻ đang phát triển, cần sự trợ giúp nhiệt tình từ ba mẹ. 

Ba mẹ đừng lo lắng khi thấy trẻ nhỏ gặp khó khăn trong giao tiếp hay thường không muốn nói chuyện với người lạ. Thông thường trẻ nhỏ đang quen với không khí gia đình thân thuộc, quen với những người thường xuyên chăm sóc trẻ nên mỗi khi gặp người lạ hay đi đến không gian mới trẻ thường rụt rè hơn. Ba mẹ nên tạo cảm giác an toàn cho trẻ nhỏ để trẻ có thể yên tâm vui đùa, giao tiếp như ở nhà. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể thương xuyên tổ chức những buổi họp mặt gia đình, họ hàng hay đi dã ngoại để trẻ có thể quen dần với việc ra ngoài trải nghiệm, từ từ trở nên mạnh dạn hơn.

Cùng trẻ trò chuyện về trải nghiệm mỗi ngày

Đối với mỗi đứa trẻ, thế giới ngoài kia thật rộng lớn và bao la. Trẻ em như một nhà thám hiểm luôn tìm tòi và trải nghiệm những điều mới mỗi ngày. Hãy khuyến khích trẻ kể lại một ngày của trẻ diễn ra như thế nào, hãy khởi đầu với những câu chuyện đơn giản như “nay ở trường cô giáo dạy bài gì”, “trưa các cô cho con ăn gì”, “con có vui khi gặp các bạn không” rồi sau đó ba mẹ có thể mở rộng câu chuyện với những câu hỏi “vì sao”, “làm thế nào” để trẻ có thể nhớ lại và tập cách sắp xếp trình tự thông tin. 

Đây cũng là một trong những phương pháp nâng cao sự kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Trò chơi tình huống

Trò chơi luôn là thứ khiến trẻ hứng thú, trẻ vừa được vui chơi lại được học tập những kiến thức mới là điều bất cứ bậc phụ huynh nào đều mong muốn. 

Trò chơi trình huống chỉ đơn giản mỗi khi trò chuyện, ba mẹ có thể tạo ra những tình huống giả định khác nhau để khuyến khích trẻ tưởng tượng và bày tỏ quan điểm của mình. Có thể trong cùng một tình huống, ba mẹ đổi vị trí hoặc thay phiên nhau đóng giả từng người trong cuộc trò chuyện để bé có thể rèn luyện tư duy, cách phản ứng linh động trong những chủ đề trò chuyện khác nhau. 

Trò chơi có thể diễn ra bất cứ khi nào ở bất cứ đâu, có thể chỉ là một cuộc trò chuyện nhỏ khi nấu ăn, một câu chuyện kể trước khi đi ngủ. 

Khuyến khích trẻ viết nhật ký

Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách riêng biệt không ai giống ai nên sẽ có nhiều cách truyền đạt thông tin khác nhau. Ba mẹ có thể gợi ý và trợ giúp trẻ nhỏ trong việc viết nhật ký, viết nhật ký là một phương pháp biểu đạt  cảm xúc, xem xét kỹ càng một việc trước khi đưa ra quyết định và cũng là một cách nhìn nhận lại bản thân sau những sự việc đã qua. 

Tham khảo thêm: Giá vé khu vui chơi trẻ em Wolfoo City

Khu vui chơi Wolfoo City

📩 Fanpage: https://www.facebook.com/WolfooCity

📩 Nhận thông tin ưu đãi group zalo: https://zalo.me/g/drjbqu732

☎ Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

Hotline chỉ dẫn & hỗ trợ: 038.6789.860

🏫 Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận