• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Các Giai Đoạn Phát Triển Về Giao Tiếp Ở Trẻ 

Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ hình thành tư duy và nhận thức. Ba mẹ cùng Wolfoo City tìm hiểu sự phát triển về giao tiếp của trẻ nhé!

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ

Khả năng giao tiếp và kỹ năng về ngôn ngữ đã được lập trình để phát triển ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trong khoảng thời gian suốt từ thời thơ ấu cho đến tuổi thiếu niên, 5 năm đầu đời là quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trẻ chưa thể hiểu được lời nói. Theo các nghiên cứu, từ tuần thứ 16 cho đến 20 của thai kỳ, trẻ đã bắt đầu cảm nhận được tiếng tim đập của mẹ. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7, trẻ đã có những hoạt động mang tính chất ngôn ngữ đầu tiên, thai nhi đã học được những đặc trưng âm thanh cơ bản của ngôn ngữ như nhịp điệu, sắc độ của âm thanh. 

Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn thơ ấu

Giai đoạn 0-3 tháng tuổi

Trong 3 tháng đầu đời, trẻ xung quanh. Khi nguồn âm thanh phát ra, trẻ đã biết chú ý và hướng đầu tới nguồn phát ra âm thanh. Trẻ biết lắng nghe các cuộc trò chuyện và chủ động tương tác với người xung quanh qua các biểu cảm như cười, khóc, khua chân múa tay hoặc tạo ra những âm thanh nho nhỏ. 

Sau một thời gian dài tiếp xúc với bố mẹ, hay ông bà còn gọi là “quen hơi” trẻ có thể phân biệt được giọng nói của những người thân xung quanh như bố mẹ hay ông bà. Đặc biệt đối với những trẻ phát triển sớm, thi thoảng trẻ có thể chủ động quay người theo hướng người thân khi được hỏi dùng giọng nói và cơ thể để tương tác với những sự vật sự việc 

Giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 4, khả năng phản xạ lại âm thanh thu nhận được của trẻ trở nên rõ rệt hơn. Trẻ tập trung chú ý và quan sát cử động của người xung quanh. Trẻ chủ động hơn trong việc tạo ra các âm thanh đơn giản hoặc đáp lại sự tương tác của người khác bằng cử chỉ hoặc biểu cảm.

Tháng thứ 5 và thứ 6, cách thức giao tiếp đơn giản với việc phát ra những nguyên âm của trẻ đang dần được hình thành

Giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Trong những giai đoạn phát triển trước đây, vô hình chung trẻ đã tích lũy được kinh nghiệm tạo nên những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà những thành tựu ngôn ngữ đó sẽ được phát huy mạnh mẽ trong khoảng khoảng thời gian này. Năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rêt, cho phép trẻ kết hợp cử chỉ và ngôn ngữ của mình để thực hiện hoặc đưa ra những yêu cầu đơn giản. 

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Khi đạt một tuổi, đa số trẻ đã có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là một cách chính thức để tiến hành giao tiếp. 

Đến 18 tháng tuổi, trẻ đã phát hiện ra rằng mỗi sự vật, hiện tượng, hành động đều có tên gọi riêng của mình. Đây chính là điểm xuất phát khiến trẻ có thể bước vào giai đoạn bùng phát ngôn ngữ ở thời kì tiếp theo.

Trẻ đã có thể nghe hiểu và đáp ứng các hành vi định danh và mệnh lệnh thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, khi hỏi trẻ những câu hỏi như ở đâu, cái gì, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời thường xuyên và ổn định hơn trước nhiều, do chỗ trẻ đã biết gọi tên một số vật quen thuộc với mình, đã biết sử dụng ngón trỏ đi

Giai đoạn 18-24 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn, tập trung quan sát cuộc nói chuyện của người lớn, dễ dàng lặp lại những từ nghe lỏm được. Trẻ có thể nghe theo các chỉ dẫn, hiệu lệnh đơn giản mà không cần có cử chỉ hay hành động đi kèm. 

Giai đoạn 3-6 tuổi

Đây là giai đoạn mà chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ trẻ. Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần. Trẻ dễ dàng nói được các câu có năm – sáu từ, cho dù có hơi ngọng nhưng người lớn vẫn dễ dàng hiểu được đa phần ý của trẻ muốn truyền đạt. 

Trẻ gần như có thể hiểu hết những gì nghe được hay chủ động tiếp xúc. Thời điểm này, trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ. Trẻ có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác. Trẻ cũng có thể phát âm chính xác các chữ cái hay các âm riêng rẽ khi chúng ta dạy trẻ, kể cả những chữ cái hay âm không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ.

Các kỹ năng giao tiếp được phát triển rất nhanh. Trẻ biết chủ động gây sự chú ý hay thiết lập quan hệ bằng lời nói (như rủ bạn chơi).

Tham khảo thêm: Giá vé khu vui chơi trẻ em Wolfoo City

Khu vui chơi Wolfoo City

📩 Fanpage: https://www.facebook.com/WolfooCity

📩 Nhận thông tin ưu đãi group zalo: https://zalo.me/g/drjbqu732

☎ Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

☎ Hotline chỉ dẫn & hỗ trợ: 038.6789.860

🏫 Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận