Bé Học Bảo Vệ Bản Thân Cùng Wolfoo City
Ba mẹ luôn muốn con mình tránh xa khỏi những điều tiêu cực nhưng rồi một ngày chúng trưởng thành, ba mẹ sẽ không thể mãi bao bọc được con mình. Bên cạnh việc ba mẹ cho con tự do khám phá thế giới bên ngoài, việc dạy cho trẻ những kiến thức về xã hội, phân biệt tốt xấu cùng cách bảo vệ chính bản thân mình là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Wolfoo City chuẩn bị cho con hành trang tương lai bằng những kỹ năng bảo vệ bản thân ba mẹ nhé.
1. Giúp trẻ hiểu thế nào là kỹ năng bảo vệ bản thân
Bên cạnh việc được giáo dục về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất thì kỹ năng sống là tổng hợp những kiến thức quan trọng không kém. Giai đoạn từ 4 tới 12 tuổi là giai đoạn nhạy cảm và có thể nói là nguy hiểm đối với các bé, đây là giai đoạn não bộ đang phát triển tối đa dẫn tới việc bé thích khám phá những thứ mới lạ những lại chưa được trang bị những kỹ năng cơ bản. Do đó, ngay từ cấp mầm non hoặc sớm hơn ba mẹ nên chuẩn bị kiến thức để giáo dục hoặc hỗ trợ giáo viên trong việc dạy kỹ năng bảo vệ bản thân cho các bé.
Kỹ năng bảo vệ bản thân xuất phát từ những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh và đưa ra cách để xử lý hoặc hành động đúng mang lại sự an toàn cho bản thân và người xung quanh. Do đó dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới quan xung quanh, phân biệt đúng sai, tốt xấu và học cách xử lý trong những tình huống nhất định. Trẻ nắm được cơ bản cách bảo vệ bản thân sẽ phần nào giúp bé tránh xa những mối nguy hiểm khi khám phá thế giới bên ngoài.
2. Tại sao cần dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân
Ba mẹ cũng sẽ có lúc bận rộn, phải đi làm phải đi công việc nên không thể lúc nào cũng theo sát được bé. Bên cạnh đó, khi đến tuổi đi nhà trẻ, đi học bé sẽ tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn khác gia đình. Một môi trường bé sẽ được thỏa sức vui chơi, kết bạn nhưng đầy những sự phức tạp và nguy hiểm khi phải tiếp xúc với nhiều người lạ mà không có ba mẹ ở cạnh bên. Những nguy hiểm có thể là câu nói thiếu văn hóa, hành vi trêu đùa quá nhạy cảm, hành vi xâm hại hay thậm chí bắt cóc vậy nên trước những mối nguy hại luôn tiềm tàng trong xã hội các bậc phụ huynh cần thấy rõ sự cần thiết khi dạy cho con những kỹ năng sống nói chung và kỹ năng bảo vệ bản thân nói riêng. Sẽ là tốt nhất khi các bé tự phân biệt được đúng sai và chủ động bảo vệ mình khỏi sự nguy hiểm.
3. Các kỹ năng bảo vệ bản thân cần trang bị cho con
3.1. Giáo dục giới tính
Xã hội phát triển khiến cái nhìn về việc “giáo dục giới tính từ sớm cho trẻ” không còn là một điều cần né tránh hay quá khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Khi con chưa hiểu về cơ thể của mình, con sẽ có những thắc mắc ngây ngô cần ba mẹ giải đáp tận tình và lịch sự. Bên cạnh giải thích, ba mẹ cần theo sát và quản lý những nội dung thông qua phim ảnh lời nói các con tiếp xúc hằng ngày để tránh những kiến thức, văn hóa phẩm không tốt.
Định hướng hiểu biết cho bé ngay từ sớm qua kiến thức về các bộ phận cơ thể trong lúc tắm hoặc qua sách giáo dục giới tính đã được chọn lựa kĩ càng. Hãy cho bé hiểu được cơ thể mình do mình làm chủ, khi không được sự cho phép của bé bất cứ ai cũng không có quyền động chạm, bình phẩm hay nhìn vào chỗ nhạy cảm. Ngược lại, bé cũng nên biết thể hiện sự tôn trọng cơ thể người khác, không chạm vào vị trí nhạy cảm của người khác.
Lạm dụng và xâm hại tình dục xuất phát từ những hành động nhỏ hay suy nghĩ không đúng đắn, hãy luôn giúp con đề phòng và biết cách tự bảo vệ bản thân ba mẹ nhé!
3.2. Bảo vệ bản thân trước người lạ
Trẻ em có tính tò mò cao, rất dễ để bé đi theo một người lạ không quen với món đồ chơi ưa thích hoặc đồ ăn ưa thích. Ba mẹ hãy giành thời gian lặp lại việc dặn dò bé tuyệt đối không được đi theo bất kì người lạ mặt nào mà các bé chưa từng gặp hoặc khi bố mẹ chưa cho phép. Trong cuộc sống hằng ngày, ba mẹ có thể lồng ghép các tình huống giả định gặp người lạ muốn dắt bé đi hay cho bé một món đồ nào đó để các bé quen và ghi nhớ dần các cách xử lý.
3.3. Học cách nói “không”
Các bé cần biết mình có quyền nói “không” với những sự việc, hành động động chạm mình không thích, kể cả là người thân quen hay thành viên trong gia đình.
Ba mẹ cần hướng dẫn con tư thế nói “không” từ khi còn sớm để hình thành thói quen này đến khi trưởng thành. Tư thế này bắt đầu với hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao nói to rõ ràng dứt khoát : Anh/chị/cô/dì/chú/bác/ông/bà/bạn đưng làm vậy vì con không thích.
3.4. An toàn giao thông
Kỹ năng tham gia giao thông an toàn là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng mà ba mẹ cần giúp con nắm vững và hình thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Để nắm vững kỹ năng này, ba mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định tại nhà để giúp con thực hành và hiểu rõ hơn về một số quy tắc cơ bản trên đường, các biển báo giao thông, cách sang đường an toàn.
3.5. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Trẻ em thường thiếu khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ bản thân. Do đó, ba mẹ cần giúp con hình thành kỹ năng sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi gặp phải nguy hiểm hoặc tình huống khó chịu mà không có bố mẹ ở bên.
Để hình thành được thói quen cho bé, ba mẹ nên giả định một số tình huống xấu có thể xảy ra như đi lạc, bị kẻ xấu xâm hại, bị người lạ cố tình đi theo hay tiếp cận sau đó hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách hét to, la lớn, làm các hành động kêu gọi sự chú ý của những người ở phạm vi gần nhất
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối