7 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả
Trong suốt quá trình trưởng thành của con, một trong những điều bố mẹ mong đợi nhất đó chính là nghe thấy con mình nói những từ đầu tiên. Bên cạnh sự mong đợi đó, vấn đề trẻ chậm nói cũng là một tình trạng hiện nay diễn ra rất phổ biến khiến cho nhiều bố mẹ phải đau đầu lo lắng. Nhiều bé không giao tiếp cũng như không biết thể hiện cảm xúc hay những mong muốn của bản thân thế nào. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng lo lắng quá vì đã có những phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng. Cùng tìm hiểu với Wolfoo City ngay nhé!
1. Nhận biết trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói là tình trạng khi so với các giai đoạn phát triển bình thường, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ lại chậm hơn. Đây có thể là biểu hiện đơn thuần của trẻ, nhưng đôi khi nó có thể là những tình trạng nguy hiểm hơn như mất thính giác, hoặc do hậu quả của các vấn đề về thần kinh hay bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số lưu ý cho bố mẹ để có thể theo dõi và sớm phát hiện nếu con có biểu hiện chậm nói:
- 12 tháng: không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.
- Trước 18 tháng: thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói
- 18 tháng: khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.
- Trẻ 2 tuổi: chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.
- Khoảng 2 tuổi: chỉ nói một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.
- Sau 2 tuổi: không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
- Sau 2 tuổi: trẻ thường xuyên sử dụng một tiếng nói khác thường (chẳng hạn như trẻ thường sử dụng âm mũi).
2. Trẻ chậm nói là vì sao ?
Để có những phương pháp phù hợp với trẻ chậm nói, bố mẹ cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ được chia làm 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thực thể: do có sự bất thường đối với các cơ quan phát âm ( như tai, mũi, họng, lưỡi) và cơ quan chỉ huy (viêm màng não, dị tật bẩm sinh,...) của trẻ.
Nguyên nhân tâm lý: có thể do sự bỏ bê hay nuông chiều quá mức của gia đinh hoặc là các biến cố, tai nạn xảy ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ từ nhỏ
Biết được nguyên nhân trẻ chậm nói là vì sao sẽ giúp cho bố mẹ khắc phục, đồng thời chủ động thúc đẩy quá trình luyện nói cho trẻ chậm nói phù hợp với lứa tuổi và các cột mốc triển ngôn ngữ tự nhiên.
3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói
3.1. Thúc đẩy quá trình giao tiếp của trẻ
Cách tốt nhất mà bố mẹ có thể làm để cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ chính là giao tiếp nhiều hơn với trẻ mỗi ngày. Kể cả với những em bé không nói được, việc bố mẹ chăm giao tiếp chính là chìa khóa giúp khuyến khích trẻ phản hồi và phát âm. Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Có thể kết hợp cử chỉ khi giao tiếp trẻ để thu hút sự tập trung. Hãy kiên nhẫn và thúc đẩy trẻ tập bắt chước theo bố mẹ, trong thời gian dài, bố mẹ sẽ thấy được sự cải thiện và hiệu quả.
3.2. Cho trẻ ra ngoài đi chơi
Để cho trẻ ra ngoài chơi cũng là một cách thay đổi không khí, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở nhà. Bố mẹ có thể đưa trẻ đi chơi công viên, các khu vui chơi trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động theo nhóm, gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa để củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.
3.3. Chia sẻ và giải thích với trẻ những gì bạn đang làm
Mỗi ngày, bố mẹ hãy áp dụng cách trò chuyện và giải thích về những hoạt động mà bạn đang thực hiện cùng bé. Bên cạnh việc kích thích trẻ chậm nói, còn có thể mở rộng vốn từ cho bé và tạo ra sự gắn kết giữa bố mẹ với bé đó nha. Ví dụ những câu nói như: “Mẹ cùng Min lấy dép, hai mẹ con mình cùng đi ra ngoài chơi nhé”, “Đây là thìa của Min có màu xanh, còn thìa của mẹ màu vàng”....
3.4. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Có một việc mà bố mẹ cần chú ý khi dạy trẻ chậm nói đó chính là hãy khuyến khích con tự giải quyết các vấn đề và mong muốn của mình, chứ đừng vội vàng thực hiện hộ con. Khi trẻ chậm nói, trẻ vẫn có thể giao tiếp được qua thái độ, điệu bộ và cử chỉ cơ thể. Bố mẹ hãy để cho trẻ tự mình tìm cách để biểu đạt hoặc lấy được những thứ mình muốn. Đây là một phương pháp rất đơn giản nhưng lại được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.
3.5. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Trẻ con trong quá trình phát triển ngôn ngữ, lúc mới tập nói thường phát âm chưa chuẩn hay còn nói ngọng, nói sai. Bố mẹ không nên khi trò chuyện, vui đùa, dạy dỗ trẻ mà lặp lại hay bắt chước cách nói chuyện này bởi vì nó sẽ khiến trẻ có thể kéo dài tình trạng nói ngọng, phát âm sai lâu hơn, khó sửa được.
3.6. Hát cho con nghe
Sử dụng sự bắt tai và dễ nhớ của những giai điệu thiếu nhi là một cách tốt để dạy trẻ chậm nói. Bố mẹ hãy thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. Nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học.
3.7. Đọc sách cho trẻ
Một trong những biện pháp dạy trẻ biết nói cực kỳ bổ ích chính là đọc sách. Cha mẹ có thể đọc sách, truyện tranh hay thậm chí đọc thơ để bé quen với những từ ngữ mới, những vần điệu mới và giúp con hiểu rõ hơn về cách mà người lớn giao tiếp với nhau.
Quan trọng nhất trong quá trình dạy trẻ chậm nói chính là vai trò của bố mẹ và sự thoải mái, không được gượng ép mà nên khuyến khích, động viên con nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề tâm lý, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối