5 Nguyên Tắc Cực Đơn Giản Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ
Trong giai đoạn đầu đời của, giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, giao tiếp là một trong những kỹ năng ứng xử vô cùng cần thiết cho trẻ trong tương lai. Để con hình thành thói quen giao tiếp hiệu quả, lịch sự ba mẹ hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu ngay sau đây nhé
1. Vì sao cần dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ sớm
Trong đời sống hàng ngày, giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Giao tiếp không chỉ dừng lại ở khả năng sử dụng lời nói, hành động hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, truyền đạt hoặc trao đổi thông tin mà còn là một nghẹ thuật đòi hỏi nhiều sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả truyền đạt giữa người với người.
Kỹ năng giao tiếp ở trẻ sẽ được phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Ban đầu có thể chỉ là những biểu hiện, phản ứng với âm thanh khi được tiếp xúc, sau đó trẻ sẽ dùng ánh mắt, cử chỉ, thái độ rõ ràng để giao tiếp với những người xung quanh.
Khi còn nhỏ, não bộ của trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh nên sẽ dễ dàng tiếp thu và học hỏi những kỹ năng quan trọng. Vậy nên, ba mẹ nên hình thành thói quen vận dụng linh hoạt ngôn ngữ, ứng xử lễ phép ở trẻ để giúp trẻ dần tạo nên quan điểm riêng và thể hiện rõ cá tính của mình. Giao tiếp tốt giúp trẻ có khả năng ăn nói lưu loát, vận dụng ngôn ngữ để trở thành người lịch sự, dễ dàng xử lý tình huống và kết nối với những người xung quanh.
2. Những nguyên tắc giao tiếp mà ba mẹ nên dạy cho trẻ
2.1. Biết chào hỏi, dạ thưa với người lớn tuổi
Lễ phép, lịch sự luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu ba mẹ không nên bỏ qua khi dạy cho trẻ. Khi não bộ còn trong giai đoạn phát triển, trẻ em sẽ khó có thể chắt lọc thông tin nhận được hàng ngày nên sẽ hình thành thói quen học hỏi những hành động, cử chỉ và lời nói của người thân. Vậy nên, để trẻ nhỏ luôn có thái độ lễ phép, tôn trọng những người xung quanh thì ba mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho con noi theo.
Để bé có mỗi quan hệ thân thiết và dễ dàng giao tiếp với người thân trong gia đình, ba mẹ hãy chia sẻ tâm sự về những kỹ niệm, câu chuyện hay tình yêu thương mà người thân dành cho bé. Từ đó ba mẹ có thể dạy con những câu giao tiếp đơn giản như “cháu chào ông chào ba ạ”, “con chào bố mẹ”, “ông khỏe không ạ?”,”bác bị ốm ạ”,.. Khi nói chuyện với người xung quanh đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ cần học cách thể hiện thái độ lễ phép, không nói trống không, không dùng hành động gật hay lắc đầu mà phải dạ thưa.
2.2. Biết nói cảm ơn và xin lỗi chân thành
Trước khi dạy bé nguyên tắc về nói cảm ơn và xin lỗi, ba mẹ cần giúp trẻ phân biệt được đúng và sai trong từng hành động và lời nói. Sau đó, nếu muốn bé nói cảm ơn và xin lỗi đúng cách, ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng.
Khi còn nhỏ, trẻ em sẽ thường nhận được các món quà từ người thân xung quanh với những câu chúc “hay ăn chóng lớn”, “ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ” thể hiện tình yêu cùng sự quan tâm tới bé vậy nên việc dạy bé cảm ơn bằng những câu đơn giản như “con cảm ơn ông bà”, “cháu cảm ơn chú”, “em cảm ơn anh” là vô cùng quan trọng. Hãy chỉ cho bé rằng lời cám ơn giúp bé thể hiện sự biết hơn và trân trọng những gì ông bà cha mẹ hay bất kì ai làm điều gì cho bé vui và giúp đỡ bé.
Bên cạnh lời cảm ơn, lời xin lỗi được dùng khi bé lỡ làm phiền hay gây ra một lỗi lầm nào đó khiến người khác không vui. Lời cảm ơn khi nhận được thứ gì đó luôn dễ nói hơn lời xin lỗi khi thừa nhận sai lầm của bản thân. Vậy nên, ba mẹ hãy luôn lắng nghe, thấu hiểu để trẻ cảm thấy an toàn khi “được phép” sai, đê trẻ hiêu được rằng “sai lầm là một cơ hội để học hỏi” miễn là trẻ biết nhận lỗi và nhìn nhận lỗi sai một cách tích cực để ngày càng hoàn thiện bản thân.
2.3. Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
Ba mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ chưa thể nói được một câu hoàn chỉnh hay chúng ta gọi là có đầu có đuôi, đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Khả năng ngôn ngữ ở trẻ sẽ phát triển dần theo năm tháng, chịu ảnh hưởng chủ yếu với môi trường và người thân xung quanh, vì chưa hoàn thiện nên đôi khi thường sẽ nói những câu trống không.
Để hỗ trợ trau dồi khả năng ngôn ngữ ở trẻ, ba mẹ hãy luôn là người giao tiếp với những câu đầy đủ như “con đang làm gì vậy”, “con đã đói chưa” sau đó dạy trẻ trả lời “con đang xem phim ạ”, “con chưa đói ạ”. Trả lời bằng câu hoàn chỉnh vừa giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp vừa thể hiện được sự tôn trọng đối với người xung quanh.
2.4. Chủ động bày tỏ mong muốn của bản thân
Ba mẹ trở thành người bạn thân thiết đối với con sẽ giúp mối quan hệ gần gũi hơn bao giờ hết. Khi trẻ cảm thấy an toàn, tin tưởng trẻ sẽ dễ dàng giao tiếp và bày tỏ mong muốn của bản thân với ba mẹ. Ví dụ như khi đạt điểm 10 và được ba mẹ khen ngợi, công nhận, con có thể mạnh dạn hỏi “Cuối tuần ba mẹ cho con đến khu vui chơi chơi được không ạ” hay khi con đang xem phim hoạt hình người lớn có thể hỏi ý kiến của bé “Ba có thể xem phim cùng con được không”.
Qua những câu hỏi câu trả lời đơn giản xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trẻ em sẽ cảm nhận được tình yêu cũng như sự tôn trọng của ba mẹ dành cho chính mình. Từ đó, mỗi khi có ai yêu thương hay thể hiện tình yêu với trẻ, trẻ sẽ luôn tôn trọng và sẵn sàng giao tiếp với họ.
2.5. Tôn trọng ý kiến và cảm xúc cá nhân của người khác
Tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác thể hiện qua giao tiếp như lắng nghe, không cắt ngang câu chuyện, không cướp lời, đợi người nói kết thúc câu chuyện mới đưa ra ý kiến cá nhân. Vì trẻ luôn mô phỏng lại hành động của người thân thường xuyên tiếp xúc nên để trẻ dễ dàng hiểu và tôn trọng ý kiến cũng như cảm xúc cá nhân của người khác, ba mẹ hãy luôn thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh trước để trẻ có thể học tập theo.
Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu
Inbox: m.me/WolfooCity
Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463
Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860
Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giá vé:
Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng
Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng
Giờ mở cửa:
Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối
Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng - 10 giờ tối