• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

5 Bí Quyết Giúp Trẻ Tự Kỷ Tập Giao Tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng cần được hình thành và rèn luyện ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tự kỷ là căn bệnh mang lại sự khiếm khuyết về tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp ở trẻ em. Để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập cùng bạn bè hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ đặc biệt ba mẹ nhé!

1. Giao tiếp ở trẻ tự kỷ sẽ bắt đầu khi nào

Ngôn ngữ là một trong những thứ phát triển chậm ở trẻ tự kỷ, trẻ thường phát ra những âm đơn điệu, thiếu chủ ngữ vị ngữ, nhại lời người xung quanh hoặc lẩm bẩm tự nói chuyện một mình, đôi khi là những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Trẻ chưa nắm được cách bày tỏ cảm xúc, hay lỡ đễnh và không giao tiếp bằng ánh mắt với ba mẹ cũng như người xung quanh. 

Vì khả năng ngôn ngữ phát triển từ rất muộn nên giao tiếp cũng rất khó khăn, người lớn sẽ khó lòng hiểu được trẻ cần gì và phải hướng dẫn nhiều lần các hành động cơ bản để trẻ học theo. Theo các báo cáo, trẻ tự kỷ thường tập nói và học tập từ môi trường xung quanh từ 6 tuổi trở lên.

2. Ba mẹ có thể giúp bé giao tiếp bằng cách nào

2.1. Luôn tin tưởng rằng con sẽ làm được

Giáo dục trẻ tự kỷ luôn là quãng hành trình cực kì gian nan với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Ban đầu, có thể sẽ khó khăn khi trò chuyện với trẻ tự kỷ vì thái độ không quan tâm, từ chối giao tiếp với người đối diện của trẻ. Nhưng cha mẹ cũng đừng vì trẻ không thích, hoặc không muốn nói chuyện mà từ bỏ, điều đó chính là những khó khăn mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, cần được cha mẹ hỗ trợ.

Sự tin tưởng của ba mẹ dành cho con cái luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong những hành động của trẻ em. Sự tin tưởng cũng như bao yếu tố tinh thần khác, sẽ được xây dựng dần dần theo năm tháng, các bậc phụ huynh có con bi tự kỷ cần thật sự kiên trì, không nóng vội hay nản chỉ khi dạy trẻ. Hãy tích cực ủng hộ và động viên để con không cảm thấy căng thẳng, hứng thú hơn trong việc học tập và hiểu được rằng ba mẹ sẽ luôn ở bên cạnh khi con cần.

2.2. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản 

Khi tiếp xúc với trẻ tự kỷ, thông tin càng đơn giản sẽ càng dễ dàng được trẻ tiếp thu và ghi nhớ hơn. Đơn giản hóa ngôn ngữ và cách sử dụng sẽ giúp trẻ bắt chước dễ dàng hơn, hãy bắt đầu bằng các từ đơn lẻ và lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh (ví dụ như: chào, ông, bà, bóng, xe,..). Khi trẻ đã quen và ghi nhớ những từ được dạy, ba mẹ có thể nâng cao hơn với những cụm từ ngắn, từ ghép (sử dụng các cụm từ nhiều hơn 1 từ so với các từ trẻ nói được). 

2.3. Để ý tới những sở thích và mối quan tâm của trẻ

Để rút ngắn khoảng cách trong việc giao tiếp với trẻ tự kỷ, ba mẹ hãy quan tâm và tìm hiểu sâu về các sở thích của con, từ đó trẻ sẽ dễ chú ý và lắng nghe khi được trò chuyện. Đừng quá lo lắng khi trẻ không có bất kỳ hứng thú cụ thể nào, ba mẹ cùng thân xung quanh có thể giới thiệu và tạo ra các trò chơi thú vị và sáng tạo cho trẻ. 

Khuyến khích trẻ chơi cùng món đồ chơi mà trẻ yêu thích mỗi ngày. Sau đó hãy thử cất đồ chơi ở một nơi trẻ không lấy được và giả vờ không hiểu hành động của trẻ. Điều này sẽ thúc đẩy việc bé phải nói chuyện và giao tiếp để có được món đồ chơi chúng muốn.

2.4. Cho con không gian riêng

Cách tốt nhất để dạy trẻ tự kỷ nói là tạo điều kiện cho con tự học. Bố mẹ có biết việc cho các con tự  học rất quan trọng không?

Việc để con tự học sẽ giúp con bạn phân tích và hiểu rõ nhiều tình huống hơn. Vì vậy, bạn nên dành cho trẻ những không gian riêng để tự tìm hiểu về những sở thích, những thứ xung quanh. Việc này tốn khá nhiều thời gian, nhưng có thể mang đến nhiều hiệu quả lâu dài và bền vững hơn. 

Bố mẹ cố gắng đừng thúc ép các con mà hãy để các con bạn học theo tốc độ của riêng các con. Khi dạy trẻ tự kỷ tập nói đòi hỏi bố mẹ phải có sự kiên nhẫn rất lớn với các con. Khi bạn hỏi một câu hỏi hoặc thấy con muốn một cái gì đó, hãy dừng lại một lúc để cho con thời gian trả lời hoặc nói lên những mong muốn của mình. Sau đó, bạn nên nhanh chóng trả lời hoặc đáp ứng nhu cầu của bé (nếu là nhu cầu chính đáng), như vậy bé sẽ cảm nhận được sức mạnh của lời nói và giao tiếp. Điều này sẽ khuyến khích bé nói nhiều hơn.

2.5. Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Một môi trường vừa học vừa chơi là một môi trường lý tưởng để giáo dục trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ tự kỷ, giao tiếp là kỹ năng trẻ cần trau dồi và học hỏi liên tục để não bộ của trẻ có thể quen và ghi nhớ. Ba mẹ có thể thay đổi môi trường học tập để trẻ luôn cảm thấy vui vẻ bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như: đi công viên nước, đi pinic cùng trường hay cùng gia đình, giao tiếp cùng bạn bè đồng trang lứa khi trải nghiệm tại khu vui chơi trẻ em

Wolfoo City - Khu vui chơi đầu tiên tại Việt Nam mang thế giới hoạt hình Wolfoo tới bé yêu

Inbox: m.me/WolfooCity

Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

Hotline chỉ dẫn địa chỉ: 038.6789.860

Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Giá vé:

Thứ 2 tới thứ 6: 120,000 ngàn đồng

Thứ 7 và chủ nhật: 150,000 ngàn đồng 

Giờ mở cửa:

Thứ 2 tới thứ 6: 10 giờ sáng - 10 giờ tối

Thứ 7 và chủ nhật: 9 giờ 30 sáng  - 10 giờ tối

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận