• Điện thoại : 0967.464.463
  • Giờ mở cửa : 10h00 - 22h00
  • Địa chỉ : L3-38, tầng 3, TTTM Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

4 Cách Khơi Dậy Trí Tò Mò Của Trẻ

Khi được giáo dục đúng cách, tò mò trở thành một tính cách quan trọng đối với quá trình phát triển và học tập của trẻ nhỏ. Hãy cùng Wolfoo City khám phá về tính tò mò và 6 cách khơi dậy ham muốn khám phá của trẻ nhé!

Tò mò ở trẻ biểu hiện ra sao

Tò mò là một phẩm chất liên quan tới việc tư duy thu thập, tò mò thể hiện mong muốn học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ nhỏ. Sự phát triển của trẻ gắn liền với các khía cạnh của sự tò mò. 

Tò mò ở trẻ biểu hiện mỗi khi trẻ hứng thú với mọi thứ xung quanh, mày mò và tìm tòi mọi thứ mà trẻ tìm thấy hoặc nhìn thấy. Tò mò là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để góp phần khơi gợi sự ham học, mong muốn tìm hiểu điều mới lạ. 

Trong quá trình phát triển, sẽ có khoảng thời gian trẻ luôn bắt đầu câu chuyện với những câu hỏi vì sao, đây là một tín hiệu tốt cho thấy trẻ đang muốn biết thêm nhiều kiến thức và chủ động tiếp thu từ mọi người xung quanh. 

Khi trẻ tò mò, trẻ sử dụng kỹ năng quan sát, nghe nhìn để thu thập thông tin sau đó sử dụng não bộ để hệ thống lại và đưa ra lời giải. Mỗi khi gặp khó khăn, bằng bản tính ham khám phá trẻ sẽ tìm mọi cách để có được câu trả lời, có thể là thử đi thử lại một thí nghiệm, tìm hiểu từ người xung quanh, chủ động tra cứu sách báo để tìm lời giải. 

Trong  quá trình học tập càng không thể thiếu đi sự tò mò. Chỉ có ham khám phá, tìm tòi mới kích thích não bộ đào sâu, khai thác những kiến thức cốt lõi, tìm ra nguyên nhân, nền tảng của vấn đề để chứng minh cho một hiện tượng, lời giải nào đó.

Đặc biệt, sự tò mò giúp trẻ giảm đi cảm giác nhàm chán ở trẻ. Luôn giữ cho trẻ sự năng động, hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó việc duy trì chủ động tìm tòi nghiên cứu nhờ tò mò, giúp trẻ tạo cho mình khả năng bền bỉ, kiên trì trong mọi tình huống. 

Qua định nghĩa và những biểu hiện tính tò mò ở trẻ em, ba mẹ hãy cùng Wolfoo City tìm hiểu 6 cách để kích thích trẻ phát triển khả năng khám phá và tìm tòi nhé!

Khuyến khích trẻ nhỏ tự sửa chữa mọi thứ

Hình thành thói quen tốt luôn là điều mọi bậc phụ huynh đều hướng đến cho trẻ nhỏ. Trong những tính cách ba mẹ mong muốn con mình sở hữu, tự lập luôn là một khía cạnh quan trọng đối với mỗi con người. Ngay từ khi còn bé, trẻ nhỏ có thể thực hành tự lập trong những việc đơn giản hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, ăn sáng, tự đi học,...

Để trẻ dễ dàng hình thành tính tự lập, ba mẹ hãy chủ động dạy con những bài học cơ bản rồi sau đó để trẻ tự xử lý, ví dụ như khi có một món đồ chơi hỏng hãy gợi ý cho con những cách để sửa cho lần đầu và để con tự làm vào những lần tiếp theo. Sau mỗi lần nhận được gợi ý, trẻ sẽ trau đồi được kỹ năng quan sát và xử lý vấn đề, trước hết là tò mò cách sửa món đồ chơi bị hỏng, sau khi trẻ làm được rồi lần tiếp theo xảy ra sự việc trẻ sẽ muốn thử nhiều cách khác nhau, muốn tìm tòi các phương pháp để món đồ chơi được sửa một cách hoàn chỉnh hơn. 

Chủ động trò chuyện chia sẻ cùng trẻ

Mỗi một ngày dài trôi qua, khi màn đêm buông xuống cả gia đình lại quây quầy bên nhau ăn tối và trò chuyện. Ba mẹ hãy trò chuyện và hỏi han trẻ nhỏ về trải nghiệm trong một ngày, trẻ cảm thấy ra sao, trẻ có gặp vấn đề gì không, trẻ đã xử lý ra sao và vì sao lại chọn hướng xử lý đó. Những câu hỏi đôi khi chính là cách khuyến khích con chia sẻ câu chuyện của bản thân đồng thời liên tục xử lý thông tin và đưa ra câu trả lời. Từ đó, não bộ của trẻ luôn được kích thích. 

Việc ba mẹ tôn trọng câu trả lời của con, để con giải thích toàn bộ câu chuyện cũng là cách khơi dậy sự tò mò, ham khám phá của bé.  Con sẽ ngày càng tự tin bộc lộ bản thân hơn. Ba mẹ thường xuyên đặt những câu hỏi sâu cho thấy họ tôn trọng khả năng phán đoán của con mình, giúp chúng xây dựng sự tự tin. Những câu hỏi cũng giúp con trẻ suy nghĩ sâu về vấn đề, từ đó biết cân nhắc giữa những trường hợp, sự đánh đổi và kết quả khác nhau

Kể những câu chuyện có kết thúc mở

Kể chuyện là cách trực tiếp giúp trẻ phát triển cả về tư duy và trí tưởng tượng, cho dù là những câu truyện mang tính li kì huyền ảo hay những câu chuyện thực tế xảy ra thường ngày đều mang lại một bài học nhất định dành cho mỗi đứa trẻ. 

Cha mẹ nên thiết lập thói quen kể truyện trước khi đi ngủ cho trẻ. Đây là thói quen góp phần tăng thêm tính gắn kết giữa ba mẹ và trẻ nhỏ đồng thời kích thích tính tò mò, trí tưởng tượng của trẻ để trẻ chủ động tìm hiểu về câu chuyện trẻ đã được nghe. Để các câu chuyện có tính cuốn hút và hấp dẫn hơn với trẻ, cha mẹ có thể kể các câu chuyện có kết thúc mở và để trẻ tưởng tượng ra cái kết của câu chuyện. Sự sáng tạo của trẻ sẽ làm bạn thực sự bất ngờ đó!

Hãy để trẻ được sống là chính mình

Để trẻ có thể bộc lộ toàn bộ tiềm năng phát triển của bản thân, ba mẹ hãy luôn tin tưởng và thể hiện sự chấp nhận “lỗi sai” của trẻ nhỏ, hãy cho trẻ được phép sai. Đừng lo khi đó là một thử thách khó khăn, đừng vội khó chịu khi trẻ bày bừa, phá hỏng hay gây rắc rối. Hãy cứ để trẻ được sống là chính mình ba mẹ nhé!

Khu vui chơi Wolfoo City

📩 Fanpage: https://www.facebook.com/WolfooCity

📩 Nhận thông tin ưu đãi group zalo: https://zalo.me/g/drjbqu732

☎ Hotline tư vấn & hỗ trợ: 0967.464.463

☎ Hotline chỉ dẫn & hỗ trợ: 038.6789.860

🏫 Địa chỉ: L3-38, tầng 3, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Share :
0 Bình luận

Bình luận